Cúng rằm tháng Giêng là phong tục quan trọng trong văn hóa tâm linh, mang ý nghĩa cầu an và may mắn cho cả năm. Việc tìm hiểu cúng rằm tháng Giêng ngày nào, giờ nào để đón tài lộc và chuẩn bị lễ vật ra sao để trọn vẹn và ý nghĩa sẽ được Đồ Cúng Việt Đà Nẵng tổng hợp chi tiết.
Rằm tháng Giêng là ngày nào?
Rằm tháng Giêng là rằm lớn trong năm. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết được rằm tháng Giêng là ngày nào.
Rằm tháng Giêng là ngày nào?
Rằm tháng Giêng là ngày trăng tròn đầu tiên trong năm tính theo lịch âm. Cũng giống như việc cúng cô hồn - cúng rằm, đây là dịp quan trọng trong đời sống văn hóa và tâm linh của người Việt. Vào rằm tháng Giêng, mọi người thường cầu bình an và may mắn cho cả năm.
Ngày rằm tháng Giêng bắt đầu từ đêm 14 và kéo dài đến hết ngày 15 tháng Giêng âm lịch. Năm 2025, rằm tháng Giêng sẽ rơi vào thứ Tư, tức là ngày 12/2 dương lịch.
Để lễ cúng đạt hiệu quả tâm linh cao, gia chủ cần biết được cúng rằm tháng Giêng giờ nào tốt. Theo tác giả Thiên Nhân trong cuốn Tìm hiểu văn hóa phương Đông 365 ngày (Nhà xuất bản Thanh Hóa) thì các khung giờ tốt cho lễ cúng rằm tháng Giêng năm 2025 được gợi ý như sau:
- Ngày 13 tháng 1 âm lịch: Giờ Mão (5h - 7h), giờ Ngọ (11h - 3h), giờ Thân (15h - 17gh), giờ Dậu (17h - 19h).
- Ngày 14 tháng 1 âm lịch: Giờ Thìn (7h - 9h), giờ Ngọ (11h - 13h), giờ Mùi (13h - 15h), giờ Tuất (19h - 21h).
- Ngày 15 tháng 1 âm lịch: Giờ Mão (5h - 7h), giờ Ngọ (11h - 13h), giờ Thân (15h - 17h), giờ Dậu (17h - 19h).
Rằm tháng Giêng là Tết gì?
Rằm tháng Giêng còn gọi là Tết Nguyên Tiêu. Đây là một trong những ngày rằm lớn nhất trong năm, có ý nghĩa quan trọng trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam.
Ông bà ta từng có câu “Cúng quanh năm không bằng rằm tháng Giêng” thể hiện tầm quan trọng của ngày này trong việc tri ân tổ tiên, cầu mong những điều tốt đẹp đến với mọi người.
Nguồn gốc rằm tháng Giêng
Có nhiều cách giải thích về nguồn gốc của rằm tháng Giêng. Theo dân gian, ngày này gắn liền với công việc đồng áng. Sau rằm tháng Giêng cũng là lúc bắt đầu một vụ mùa mới. Vì vậy, người nông dân thường làm lễ cúng để tạ ơn tổ tiên, thần linh và cầu mong một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.
Một số tài liệu cho rằng Tết Nguyên Tiêu có nguồn gốc từ Trung Quốc. Theo đó, vào ngày 15 tháng Giêng, Ngọc Hoàng từng ra lệnh phóng hỏa trần gian. Tuy nhiên, người dân đã treo đèn lồng đỏ để đánh lừa. Từ đó phong tục treo đèn lồng ngày rằm tháng Giêng ra đời.
Bên cạnh đó, vào lúc vua Hán Văn lên ngôi đúng vào rằm tháng Giêng nên ngày này có tên gọi là Tết Nguyên Tiêu. Tết Nguyên Tiêu có ý nghĩa là đêm trăng tròn đầu tiên của năm mới.
Ý nghĩa rằm tháng Giêng
Rằm tháng Giêng là đêm trăng tròn đầu tiên trong năm. Đây là thời khắc đất trời giao hòa, mang ý nghĩa quan trọng trong đời sống tâm linh người Việt.
Theo quan niệm dân gian, lễ cúng rằm tháng Giêng mang ý nghĩa thể hiện lòng thành kính với tổ tiên, thần linh và giúp gia chủ cầu mong một năm mới bình an, may mắn và sung túc.
Văn khấn rằm tháng Giêng trong nhà, ngoài trời
Để lễ cúng rằm tháng Giêng được trọn vẹn, gia chủ cần chuẩn bị bài văn khấn phù hợp. Dưới đây là văn khấn cúng rằm tháng Giêng thổ công, gia tiên mà bạn cần biết.
Văn khấn gia tiên rằm tháng Giêng
Lễ cúng trong nhà vào rằm tháng Giêng là dịp để gia đình bày tỏ lòng biết ơn với tổ tiên và cầu mong một năm mới an lành. Gia chủ nên chuẩn bị lễ vật chu đáo và đọc bài khấn rằm tháng Giêng trong nhà một cách thành tâm.
“Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)
Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.
Con kính lạy Hoàng thiên Hậu thổ chư vị Tôn thần.
Con kính lạy ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo phủ Thần quân.
Con kính lạy các ngài Thần linh cai quản trong khu vực này.
Con kính lạy tổ tiên, ông bà nội ngoại và chư vị hương linh.
Hôm nay là ngày rằm tháng Giêng năm 2025, tín chủ chúng con là… (họ tên), ngụ tại… (địa chỉ).
Thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật, kim ngân trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án.
Chúng con kính mời các cụ tổ tiên, ông bà nội ngoại và chư vị hương linh về ngự tại nơi đây để chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật.
Cúi xin các ngài phù hộ độ trì cho gia đình chúng con được khỏe mạnh, bình an, vạn sự tốt lành.
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần).”
Văn khấn rằm tháng Giêng Thổ Công
Thổ Công là vị thần cai quản đất đai trong gia đình, giúp gia đình được êm ấm và làm ăn thuận lợi. Dưới đây là bài văn khấn rằm tháng Giêng Thổ Công chuẩn:
“Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Con lạy chín phương Trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.
Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ, chư vị tôn thần.
Con kính lạy ngài Đông Thần quân.
Con kính lạy ngài Bản gia Thổ địa Long mạch.
Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức tôn thần.
Con kính lạy ngài tiền hậu địa chủ tài thần.
Con kính lạy các tôn thần cai quản trong khu vực này.
Tín chủ (chúng) con là:.. ngụ tại:...
Hôm nay là ngày rằm tháng Giêng năm ... , tín chủ con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật, kim ngân trà quả, đốt nén hương thơm dâng lên trước án.
Chúng con thành tâm kính mời: Ngài Kim niên Đương cai Thái Tuế chí đức tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị đại vương, ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, ngài Bản gia Thổ địa, Long mạch tôn thần, các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức chính thần, các vị tôn thần cai quản trong khu vực này.
Cúi xin các ngài nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc, công việc hanh thông. Người người được bình an, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!”
Bài văn khấn rằm tháng Giêng tại chùa
Đi chùa vào rằm tháng Giêng là nét đẹp truyền thống, thể hiện tấm lòng thành kính và cầu mong sự bình an cho gia đình. Dưới đây là nội dung chi tiết bài văn khấn rằm tháng Giêng ở chùa:
“Dốc lòng kính lễ Phật, Pháp, Tăng thường ở khắp mười phương (3 lần, mỗi lần lạy 1 lạy, cầm 3 nén hương quỳ đọc tiếp).
Nguyện mây hương lành này,
Biến khắp mười phương giới,
Trong có vô biên Phật,
Vô lượng hương trang nghiêm,
Viên mãn đạo Bồ tát,
Thành tựu hương Như Lai (1 lạy, và cắm hương vào bát hương).
Dâng hương cúng dường rồi, dốc lòng kính lễ Phật, Pháp, Tăng thường ở khắp mười phương (1 lạy, thành kính chắp tay thành búp sen đọc bài ca tụng công đức của Đức Phật).
Phật thân rực rỡ tựa kim san
Thanh tịnh không gì thể sánh ngang
Vô thượng chí tôn công đức mãn
Cúi đầu con lạy Phật Sơn Vương.
Phật đức bao la như đại dương
Bảo châu tàng chứa đủ bên trong
Trí tuệ vô biên vô lượng đức
Đại định uy linh giác vẹn toàn.
Phật tại Chân Như pháp giới tàng
Không sắc không hình chẳng bụi mang
Chúng sinh bái vọng muôn hình Phật
Bỗng thấy tai nạn tận hóa tan.
Án phạ nhật ra hồng.
Án phạ nhật ra hồng.
Án phạ nhật ra hồng.
Chí tâm đỉnh lễ Nam mô Tận hư không biến pháp giới quá hiện vị lai thập phương chư Phật, tôn Pháp, Hiền thánh tăng thường trụ Tam bảo (1 lạy).
Chí tâm đỉnh lễ Nam mô Sa Bà Giáo chủ Bản sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Đương lai hạ sinh Di Lặc tôn Phật, Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ tát, Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ tát, Hộ Pháp Chư tôn Bồ tát, Linh Sơn Hội Thượng Phật Bồ tát (1 lạy).
Chí tâm đỉnh lễ Nam mô Tây phương Cực lạc thế giới Đại từ Đại bi A Di Đà Phật, Đại bi Quán Thế Âm Bồ tát, Đại Thế Chí Bồ tát, Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ tát, Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ tát (1 lạy).
Con nay đều vì bốn ân, ba cõi pháp giới chúng sinh, nguyện xin ba chướng tiêu trừ, dốc lòng sám hối (1 lạy, quỳ đọc).
Chí tâm sám hối:
Xưa kia gây nên bao ác nghiệp
Đều vì ba độc: tham, sân, si
Bởi thân, miệng, ý phát sinh ra
Hết thảy con nay xin sám hối.
Như vậy tất thảy bao nghiệp chướng
Ắt hẳn tiêu diệt không tàn dư
Niệm niệm âm vang tận pháp giới
Độ khắp chúng sinh nhập Bất thoái (1 lạy).
Sám hối phát nguyện rồi, chúng con kính lễ Đức Phật Thích Ca, Phật A Di Đà và chư Phật ở khắp mười phương (1 lạy).
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!.”
Rằm tháng Giêng cúng gì chuẩn nhất?
Rằm tháng Giêng là lễ quan trọng. Vì vậy, quá trình sắm lễ cúng rằm tháng Giêng hay chuẩn bị mâm cúng, cách cúng như thế nào được nhiều người chú ý.
Mâm cúng rằm tháng Giêng
Tuỳ vào phong tục từng vùng và truyền thống gia đình mà mâm cúng rằm tháng Giêng có thể là mâm chay hoặc mâm mặn. Dù bạn chuẩn bị mâm cúng như thế nào thì quan trọng nhất vẫn là sự thành tâm khi dâng lễ.
Mâm cỗ chay
Mâm cúng rằm tháng Giêng chay thể hiện sự thanh tịnh và lòng hướng thiện, thường được dùng cúng Phật, cầu mong bình an và phước lành cho gia đình.
Các món chay trong mâm cúng rằm tháng Giêng vừa mang ý nghĩa tâm linh, vừa góp phần tạo không khí ấm cúng, đủ đầy.
Gợi ý mâm cúng rằm tháng Giêng chay:
- Hoa quả tươi: 5 loại trái cây theo mùa như cam, chuối, thanh long, xoài, quýt.
- Chè trôi nước: Mang ý nghĩa cho sự thuận lợi và suôn sẻ.
- Xôi gấc: Mang màu sắc tượng trưng cho sự may mắn.
- Các món đậu như đậu xanh, đậu phụ,...
- Canh rau củ thanh đạm.
Mâm cỗ mặn
Mâm cúng rằm tháng Giêng mặn được chuẩn bị để cúng gia tiên, thần linh như Thổ Công, Thần Tài. Mâm cúng thể hiện lòng biết ơn và cầu mong một năm mới sung túc, thuận hoà.
Gợi ý mâm cúng rằm tháng Giêng mặn:
- Gà luộc nguyên con: Bày cánh tiên và có thể ngậm hoa hồng đỏ.
- Xôi gấc: Mang đến sự may mắn và thịnh vượng.
- Bánh chưng hoặc bánh tét: Tượng trưng cho sự đủ đầy và viên mãn.
- Giò lụa, chả nem.
- Canh măng hầm chân giò hoặc canh bóng thả.
- Rau xào, dưa hành, dưa món.
Các bước thực hiện lễ cúng
Lễ cúng rằm tháng Giêng là dịp để gia chủ bày tỏ lòng thành kính với tổ tiên và thần linh, cầu mong sự bình an và may mắn cho cả năm. Dưới đây là các bước thực hiện nghi lễ đúng phong tục, đảm bảo sự trang nghiêm và linh thiêng.
Sắm lễ cúng rằm tháng Giêng:
- Dọn dẹp bàn thờ, lau chùi sạch sẽ và thay nước mới cho bát hương nếu cần.
- Cắm hoa và bày mâm cúng, sắp xếp lễ vật một cách ngay ngắn và trang trọng.
- Chuẩn bị bài văn khấn phù hợp.
Tiến hành lễ cúng:
- Thắp hương rằm tháng Giêng để mời tổ tiên, thần linh về chứng giám.
- Cả gia đình thành tâm chắp lạy, đọc bài văn khấn với tấm lòng tôn kính.
- Giữ không khí trang nghiêm, hạn chế ồn ào và duy trì sự thanh tịnh trong thời gian hương cháy.
Kết thúc lễ cúng:
- Hóa vàng (nếu có): Thực hiện đúng cách, không đốt quá nhiều gây ô nhiễm môi trường và lãng phí.
- Hạ tàn hương: Sau khi hương cháy hết, gia chủ có thể hạ bớt tàn để tránh bụi.
- Thụ lộc: Phân chia lễ vật để cả gia đình cùng thưởng thức, đón nhận sự may mắn.
Việc thực hiện đúng các nghi lễ cúng rằm tháng Giêng vừa thể hiện tấm lòng thành kính, vừa giúp gia đình đón nhận được nhiều điều tốt lành trong năm mới đến.
Đồ Cúng Việt Đà Nẵng - Dịch vụ mâm cúng rằm tháng Giêng chất lượng
Nếu bạn đang không có nhiều thời gian hoặc lo lắng về việc chuẩn bị mâm cúng thì Đồ Cúng Việt Đà Nẵng là lựa chọn giúp bạn giải tỏa những băn khoăn đó. Đồ Cúng Việt Đà Nẵng chuyên cung cấp mâm cúng rằm tháng Giêng với nhiều hình thức, phục vụ theo yêu cầu của khách hàng.
- Mâm cúng chay rằm tháng Giêng: Thanh tịnh, đầy đủ và trình bày đẹp mắt.
- Mâm cúng mặn rằm tháng Giêng: Chất lượng, đầy đặn, đảm bảo đúng phong tục.
Với các ưu điểm nổi bật về giá tốt, chất lượng và uy tín, Đồ Cúng Việt Đà Nẵng trở thành người bạn của nhiều gia đình trong các dịp lễ quan trọng. Nếu bạn cần chuẩn bị mâm cúng cô hồn, mâm cúng tạ đất đầu năm,... thì đừng quên liên hệ ngay để được hỗ trợ.
Một số lưu ý khi thực hiện lễ cúng rằm tháng Giêng
Để cúng rằm tháng Giêng được suôn sẻ và trọn vẹn, gia chủ cần lưu ý đến những nội dung sau:
- Chuẩn bị không gian cúng sạch sẽ, thoáng đãng và trang nghiêm, nên chọn bàn thờ gia tiên trước sân hoặc trước cửa và trước cửa nhà. Lưu ý tránh đặt mâm cúng ở nơi ẩm ướt, gần khu vực sinh hoạt không phù hợp.
- Gia chủ nên tắm gội sạch sẽ trước khi cúng, mặc trang phục chỉnh tề, gọn gàng; tránh trang phục có màu sắc sặc sỡ hoặc không phù hợp với nghi lễ.
- Lễ vật cần được sắp xếp đầy đủ và ngăn nắp.
- Trước khi đọc văn khấn cần thắp hương và đèn nến trước; khi đọc văn khấn cần chậm rãi, rõ ràng và đặt tâm nguyện chân thành để lời cầu nguyện được linh ứng.
- Chọn khung giờ hoàng đạo để cúng.
- Một số điều không nên làm trong khi cúng: Tránh nói chuyện ồn ào và cười đùa trong lúc hành lễ, không để trẻ nhỏ đùa nghịch tại khu vực làm lễ,...
Thực hiện đúng những lưu ý trên sẽ giúp lễ cúng được diễn ra thuận lợi. Không chỉ vậy, gia chủ có thể đón nhận được sự bình an, may mắn và thịnh vượng suốt cả năm.
Cúng rằm tháng Giêng mang ý nghĩa quan trọng để cầu bình an và hạnh phúc cho gia đình. Để mâm cúng trọn vẹn, bạn có thể chọn Đồ Cúng Việt Đà Nẵng để được đội ngũ tư vấn hỗ trợ, phục vụ chu đáo.
- Những câu chúc khai trương may mắn, giúp buôn may bán đắt (26.03.2025)
- Tổng hợp các mẫu kịch bản khai trương hay và thu hút khách nườm nượp (26.03.2025)
- Khai trương nên tặng gì? 7 món quà khai trương ý nghĩa nhất (17.03.2025)
- Cúng khai trương đầu năm gồm những gì? Cách cúng để phát đạt (13.03.2025)
- Top 7 loài hoa cúng rằm tích tụ tài lộc và cầu bình an (07.03.2025)
- Mâm cơm chay cúng rằm tháng 7 đầy đủ và đúng chuẩn (04.03.2025)
- Mâm lễ cúng gia tiên rằm tháng 7 gồm những gì? Lưu ý cần nhớ (04.03.2025)
- Rằm tháng 7 năm 2025 là ngày nào? Cần lưu ý gì để tránh xui (04.03.2025)
- Ngày rằm là ngày nào? Nên làm gì và kiêng gì để may mắn? (04.03.2025)
- Thắp hương rằm tháng Giêng ngày nào, giờ nào? Gồm những gì? (03.03.2025)
- Rằm tháng Giêng cúng gì chuẩn nhất để cầu may mắn, bình an? (02.03.2025)
- Gợi ý mâm cúng rằm tháng Giêng ngoài trời, trong nhà đầy đủ (25.02.2025)