Rằm tháng Giêng là Tết gì? Hướng dẫn chuẩn bị lễ cúng đúng cách

Rằm tháng Giêng là Tết gì là câu hỏi tưởng chừng đơn giản nhưng không phải ai cũng hiểu rõ ý nghĩa và nguồn gốc sâu xa của ngày rằm đầu tiên trong năm âm lịch. Bài viết dưới đây của Đồ Cúng Việt Đà Nẵng sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc và hướng dẫn bạn cách chuẩn bị lễ cúng rằm tháng Giêng đúng chuẩn truyền thống, mang đến may mắn và bình an cho cả năm.

Rằm tháng Giêng là Tết gì?

Rằm tháng Giêng còn được gọi là Tết Nguyên Tiêu. Đây là ngày rằm đầu tiên của năm mới âm lịch và có ý nghĩa thiêng liêng trong đời sống văn hóa người Việt. Đây được xem là thời điểm mà mọi người cùng bày tỏ lòng thành kính với thần linh, tổ tiên và cầu mong một năm mới bình an, may mắn và đủ đầy.

Rằm tháng Giêng là Tết gì?

Nguồn gốc và ý nghĩa ngày rằm tháng Giêng

Ngày rằm tháng Giêng có nguồn gốc từ Trung Quốc cổ đại. Vào đêm rằm đầu tiên của năm mới, người dân tổ chức lễ hội đèn lồng và cúng tế thần linh để cầu may mắn. Tục lệ này dần được du nhập vào Việt Nam, kết hợp cùng phong tục thờ cúng đầu tiên và các nghi lễ Phật giáo truyền thống, hình thành nên ngày Tết Nguyên Tiêu đặc trưng trong văn hóa Việt.

Nguồn gốc và ý nghĩa ngày rằm tháng Giêng

Rằm tháng Giêng có ý nghĩa cầu an và giải hạn đầu năm. Bên cạnh đó, ngày này còn mang đậm tinh thần tri ân tổ tiên và chuẩn bị cho một năm mới hanh thông. Với quan niệm “lễ Phật quanh năm không bằng rằm tháng Giêng”, người Việt tin rằng lòng thành kính và những lễ nghi được thực hiện trong ngày này sẽ được thần Phật chứng giám và ban phước lành.

Những phong tục truyền thống trong ngày Tết Nguyên Tiêu

Tết Nguyên Tiêu là dịp để bày tỏ lòng thành kính với tổ tiên và tham gia nhiều hoạt động mang đậm màu sắc văn hóa, tâm linh. Dưới đây là những phong tục truyền thống trong ngày Tết Nguyên Tiêu:

Dâng mâm cúng lên tổ tiên: Gia chủ cần chuẩn bị mâm cỗ tươm tất để dâng lên tổ tiên, mâm cúng thường gồm các món như xôi gấc, gà luộc, bánh chưng, chè trôi nước,... mang ý nghĩa của sự sung túc, may mắn và lòng thành kính.

Đi chùa lễ Phật: Người dân thường đi chùa thắp hương, dâng sớ cầu an, giải hạn, mong một năm bình an, khỏe mạnh và gia đạo an yên.

Thả đèn hoa đăng: Mang ý nghĩa gửi gắm những điều ước của gia đình, mong được trời đất chứng giám.

Tham gia các lễ hội truyền thống: Tết Nguyên Tiêu là dịp để tham gia các lễ hội như rước kiệu Bà ở Bình Dương, thả đèn lông ở Hội An, nghe quan họ ở Bắc Ninh,..

Những phong tục truyền thống trong ngày Tết Nguyên Tiêu

Cách cúng rằm tháng Giêng đúng chuẩn

Việc cúng rằm tháng Giêng đúng cách sẽ giúp gia chủ kết nối được với thần linh và tổ tiên. Dưới đây là chi tiết các nội dung giúp bạn biết cách cúng rằm tháng Giêng đúng chuẩn:

Mâm cúng rằm tháng Giêng

Tùy theo văn hóa và quan niệm mà gia đình có thể chuẩn bị mâm cúng rằm tháng Giêng chay hoặc mặn. 

Mâm cúng rằm tháng Giêng mặn:Gà

  • Xôi gấc
  • Bánh trôi nước
  • Các món chiên như nem rán, tôm chiên, chim quay.
  • Các món xào như thịt bò xào tỏi, sườn xào chua ngọt, thịt trâu xào rau cần.
  • Các món canh như canh mọc, canh măng miến, canh khổ qua nhồi thịt.
  • Các món khác như dưa hành muối, nộm gà xé phay.

Mâm cúng rằm tháng Giêng chay:

  • Giò chay
  • Xôi gấc, xôi đỗ
  • Rau củ luộc
  • Món chiên như nem chay, nấm rơm chiên.
  • Món đậu hũ như đậu hũ xào rau củ, đậu hũ sốt cà chua ngọt.
  • Món canh như canh bí đỏ đậu phộng, canh củ quả hầm.

Mâm cúng rằm tháng Giêng chay:

Bài văn khấn rằm tháng Giêng

Dưới đây là văn khấn rằm tháng Giêng được trích từ "Văn khấn cổ truyền Việt Nam" - NXB Văn hoá Thông tin, bạn đọc có thể tham khảo để cúng bái đúng nghi lễ.

“Con lạy chín phương Trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.

Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ chư vị tôn thần.

Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị tôn thần.

Con kính lạy Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỷ, thúc bá đệ huynh, cô di tỷ muội họ nội họ ngoại.

Tín chủ (chúng) con là:…

Ngụ tại:…

Hôm nay là ngày Rằm tháng Giêng năm Ất Tỵ 2025, gặp tiết Nguyên tiêu, tín chủ con lòng thành, sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long mạch, Tài thần. Cúi xin các ngài linh thiêng nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, chư vị hương linh gia tiên nội ngoại họ… nghe lời khẩn cầu, kính mời của con cháu, giáng về chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời ông bà tiền chủ, hậu chủ tại gia về hưởng lễ vật, chứng giám lòng thành, phù hộ độ trì cho gia chung chúng con được vạn sự tốt lành. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng an bình.

(Khấn xong, vái 3 vái).

(Tổng hợp)”

Đồ Cúng Việt Đà Nẵng

Qua bài viết trên, Đồ Cúng Việt Đà Nẵng đã giúp bạn biết được rằm tháng Giêng là Tết gì. Để chuẩn bị mâm cúng rằm tháng Giêng đầy đủ, tươm tất, Đồ Cúng Việt Đà Nẵng luôn sẵn sàng phục vụ bạn tận tình và chu đáo. Đừng quên liên lạc dịch vụ Đồ Cúng Việt Đà Nẵng để sở hữu mâm cúng hoàn hảo, mang lại an lành và may mắn cho gia đình trong năm mới đến.

Kiến thức tâm linh

Bài văn khấn