Người chết vào ngày rằm tốt hay xấu? Những điều kiêng kỵ

Trong dân gian, nhiều người tin rằng ngày mất có thể ảnh hưởng đến vận mệnh của người đã khuất và có tác động đến những người thân còn lại trong gia đình. Vậy người chết vào ngày rằm tốt hay xấu? Bài viết của Đồ Cúng Việt Đà Nẵng sẽ cùng bạn làm rõ quan niệm tâm linh về việc mất vào ngày rằm, những điều kiêng kỵ cần tránh và cách hóa giải.

Ý nghĩa ngày rằm trong quan niệm Phật giáo

Trong Phật giáo, mỗi một ngày rằm đều mang ý nghĩa riêng. Đây là thời điểm mặt trăng tròn đầy, tượng trưng cho sự viên mãn và sáng suốt. Người tu Phật thường chọn ngày rằm để ăn chay, tụng kinh, làm việc thiện và quán chiếu tâm mình. Với Phật tử thì ngày rằm là dịp để họ hướng về điều lành, làm việc tốt để tạo công đức.

Ý nghĩa ngày rằm trong quan niệm Phật giáo

Bên cạnh đó, mỗi ngày rằm trong năm đều gắn với những sự kiện đặc biệt trong cuộc đời của Đức Phật và các vị thánh tăng. Dưới đây là ý nghĩa các ngày rằm theo từng tháng âm lịch:

  • Rằm tháng Giêng: Đức Phật báo trước ngày nhập niết bàn. Đây cũng là ngày lễ lớn trong năm, là ngày Tết Nguyên Tiêu, mở đầu cho một năm tu học và tích đức.
  • Rằm tháng 2: Đức Phật trở về từ Ca Tỳ La Vệ, ngày này biểu tượng cho lòng hiếu thuận và sự lan tỏa của đạo lý Phật trong gia đình.
  • Rằm tháng 3: Đức Phật đến Tích Lan lần thứ 2, giảng dạy về hòa bình, nhẫn nhục và từ bi; thể hiện tinh thần chuyển hóa xung đột bằng trí tuệ và lòng từ bi.
  • Rằm tháng 4: Ngày Đức Phật đản sinh, đánh dấu sự xuất hiện của bậc giác ngộ mang đến ánh sáng chánh pháp cho nhân loại.
  • Rằm tháng 5: Ngày thánh tăng Mahinda đến Tích Lan để truyền bá Phật giáo, là bước ngoặt mở rộng đạo Phật ra ngoài Ấn Độ.
  • Rằm tháng 6: Đức Phật thuyết bài kinh Chuyển Pháp Luân đầu tiên và giảng A Tỳ Đàm cho mẹ trên cung trời Đao Lợi.
  • Rằm tháng 7: Lễ Vu Lan báo hiếu và là ngày chư Tăng mãn hạ sau ba tháng an cư.
  • Rằm tháng 8: Ngày chư Tăng hoàn tất thời gian an tư, nghiêm trì giới luật.
  • Rằm tháng 9: Ngày Đức Phật hoàn tất việc giảng A Tỳ Đàm trên cõi trời và phái đoàn thỉnh cầu khai sơn ni bộ tại Tích Lan. Đây cũng là ngày tương truyền Phật Di Lặc hạ sinh.
  • Rằm tháng 10: Đức Phật cử 60 A-la-hán đi hoằng pháp.
  • Rằm tháng 11: Ngày vị nữ A-la-hán Sanghamitta mang cành cây Bồ Đề sang Tích Lan. Đây là biểu tượng cho sự tiếp nối và lan tỏa ánh sáng giác ngộ.
  • Rằm tháng 12: Đức Phật lần đầu đến Tích Lan sau khi thành đạo.

Người chết vào ngày rằm tốt hay xấu?

Khi có người mất vào ngày rằm, nhiều gia đình cảm thấy lo lắng, sợ gặp điều không may hay trùng tang. Tuy nhiên, quan niệm này có thực sự đúng không và người chết vào ngày rằm là tốt hay xấu?

Theo quan niệm dân gian

Nhiều người cho rằng việc mất vào ngày rằm sẽ mang đến điềm không may, thậm chí còn lo sợ bị trùng tang. Quan điểm này xuất phát từ việc cho rằng vào ngày rằm, khi mặt trăng lên cao sẽ dễ mang đến xui xẻo. Tuy nhiên, đây chỉ là quan điểm trong dân gian và không có cơ sở khoa học. Thực tế, không phải ngày rằm nào cũng mang đến vận xui cả.

Người chết vào ngày rằm tốt hay xấu

Theo góc nhìn Phật giáo

Trong Phật giáo, ngày rằm được coi là ngày linh thiêng và không có gì xấu khi có người mất vào ngày này. Quan điểm của Phật giáo cho rằng cái chết là một phần của chu trình tự nhiên và ngày rằm không có ảnh hưởng xấu đến sự an nghỉ của người đã khuất. Thay vào đó, gia đình và người thân có thể tụng kinh, niệm Phật để giúp người đã mất được siêu thoát và tích đức cho cả gia đình

Tóm lại, người mất vào ngày rằm không phải là điềm xấu như nhiều người lầm tưởng. Thay vì lo lắng thì gia quyến nên hướng tâm thiện, tụng kinh hồi hướng công đức để tiễn đưa người thân ra đi một cách thanh thản và an lành.

Có nên tổ chức tang lễ cho người chết vào ngày rằm không?

Việc tổ chức tang lễ cho người chết vào ngày rằm hay không còn tùy thuộc vào quan niệm mỗi người. Theo dân gian thì ngày này âm dương hòa hợp, linh hồn được siêu thoát nên tổ chức tang lễ vào ngày này được cho là tốt đẹp. Tuy nhiên, một số ý kiến lại cho rằng ngày rằm là ngày mở cửa âm phủ, linh hồn chưa siêu thoát nên có thể mang lại xui xẻo cho gia đình.

Có nên tổ chức tang lễ cho người chết vào ngày rằm không?

Tuy vậy, tang lễ là nghi thức quan trọng và không có sự khác biệt lớn khi tổ chức vào ngày rằm. Tùy theo quan niệm và tín ngưỡng mà sẽ có những lưu ý và kiêng kỵ khác. Quyết định cuối cùng về việc tổ chức tang lễ vào ngày rằm là sự lựa chọn của riêng mỗi gia đình. 

Cách cúng người chết vào ngày rằm

Vào ngày rằm, nghi lễ cúng người đã khuất không có nhiều sự khác biệt so với ngày cúng thông thường. Tuy nhiên, để thể hiện thêm lòng thành kính bạn có thể chuẩn bị thêm một số món lễ vật đặc biệt khác.
Những lễ vật cần chuẩn bị trong nghi lễ người đã khuất vào ngày rằm có thể bao gồm:

  • Các món bánh truyền thống như bánh chưng, bánh dày, bánh trôi nước,...
  • Trái cây tươi và hoa quả
  • Đèn, nến và hương trầm
  • Tiền, vàng mã

Sau khi chuẩn bị đầy đủ lễ vật thì người thân sẽ bắt đầu thực hiện lễ cúng bằng cách đọc bài khấn, cầu nguyện cho người đã khuất được sớm siêu thoát, sớm về cõi Phật và thoát khỏi mọi nghiệp chướng.

Cách cúng người chết vào ngày rằm

Những điều kiêng kỵ với người mất

Khi có người mất, ngoài việc lo lắng về ngày giờ thì nhiều gia đình còn phải tuân theo một số điều kiêng kỵ dưới đây để tránh gặp điều không may:

  • Tránh để người mất nhập quan vào ngày giờ không tốt vì sợ đem đến vận xui cho gia đình.
  • Kiêng để chó, mèo nhảy qua người đã mất.
  • Kiêng mặc áo của người đã mất hoặc nằm trên giường của họ.
  • Kiêng mang thi thể người mất vì tai nạn giao thông về nhà.
  • Kiêng khóc quá nhiều hoặc gọi tên người mất khiến linh hồn khó siêu thoát.

Có nên tổ chức tang lễ cho người chết vào ngày rằm không?

Việc người chết vào ngày rằm tốt hay xấu là vấn đề mang tính quan niệm và tín ngưỡng cá nhân. Tuy nhiên, dù là ngày rằm hay bất kỳ ngày nào thì điều quan trọng nhất vẫn là tình cảm và sự tưởng nhớ dành cho người đã khuất. Để các lễ cúng thêm trang nghiêm thì gia đình có thể tham khảo dịch vụ đặt mâm cúng tại Đồ Cúng Việt Đà Nẵng. Với đội ngũ nhân viên tận tâm, bạn sẽ dễ dàng được hỗ trợ để thể hiện lòng hiếu kính và giúp người đã khuất sớm siêu thoát.

Kiến thức tâm linh

Bài văn khấn